Làng nghề

Làng nghề
Làng nghề bánh tráng

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM

                                    Khu di tích Trung ương Cục miền Nam
Khu di tích Trung ương Cục miền Nam có diện tích hơn 70.000 m2, là một tổng thể gồm hệ thống giao thông hào hầm trú ẩn, hội trường ngầm, công sự chiến đấu, nhà ở và làm việc của các vị lãnh đạo Ðảng. Địa danh này nằm tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Sau một thời gian tôn tạo và sửa chữa, ngày 29-1-2005, khu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam nằm tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đã được khánh thành.
Sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Pháp thua trận rút quân nhường chỗ cho Mỹ, cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc lại bước vào một giai đoạn mới. Tiên liệu các thế lực đế quốc sẽ không giữ đúng cam kết như đã ký trong hiệp định Genève và vì chiến trường miền Nam quá xa nên tháng 10-1954, Ban chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập một bộ phận và cử một số cán bộ chủ chốt vào nam trực tiếp lãnh đạo chiến trường Nam bộ. Bộ phận đó, tùy từng thời kỳ gọi là Xứ ủy Nam bộ hoặc Trung ương Cục miền Nam. Tùy theo tình hình cách mạng, có lúc Trung ương Cục miền Nam đóng ở Chắc Băng (Cà Mau), ở Ðồng Tháp, Bến Tre, có lúc lại di chuyển về căn cứ Mã Ðà (Ðồng Nai) nhưng bền vững, lâu dài nhất đó là khi Trung ương Cục đóng tại bắc Tây Ninh.
Trong những năm chiến tranh, hơn một nửa diện tích tỉnh Tây Ninh là chiến khu của quân kháng chiến. Ðó là những căn cứ như Dương Minh Châu, Rùm Ðuôn, Rừng Rong, Bời Lời, địa đạo An Thới, Lợi Thuận... Nơi đây, ngoài căn cứ Trung ương Cục miền Nam còn là nơi ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, căn cứ Ban An ninh Cục miền Nam, căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh tất cả đều được bao bọc trong một vùng xanh ngát, um tùm những tán dây leo và những gốc đại thụ của khu rừng đặc dụng lịch sử Lò Gò-Xa Mát.
Cách cửa khẩu Xa Mát hơn 4 km đường bộ và 1 km đường chim bay, cách quốc lộ 22B khoảng 60 km là Rùm Ðuôn, nơi đóng quân của cơ quan đầu não kháng chiến Trung ương Cục từ năm 1962 đến ngày thắng lợi hoàn toàn 1975.
Với diện tích trên 70.000 m2, khu căn cứ di tích là một tổng thể gồm nhiều công trình khác nhau bao gồm hệ thống giao thông hào nối kết thành hình mạng nhện với các chiến khu D, B, C, hầm trú ẩn chữ A, hội trường ngầm, công sự chiến đấu, nhà ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Ðảng cùng với khu nhà trưng bày kỷ vật. Ðó là những mái nhà đơn sơ lợp lá trung quân, một loại cây có lá gần giống lá xoài, dai, bền, khó mục bởi mưa nắng và chậm bắt lửa. Những chiếc chõng che đan vội làm chỗ nghỉ ngơi, ván thô làm kệ, gỗ súc làm bàn ghế cho những lần hội họp, đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước của nhiều nhà lãnh đạo như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng...
Ðến thăm cơ quan đầu não của cách mạng miền nam này, khách du lịch sẽ hiểu sâu hơn về những cuộc sống bình dị, những quyết định chiến lược đã làm thay đổi lịch sử, đem đến thắng lợi vĩ đại, thống nhất nước nhà mà Ðảng và nhân dân ta đã giành được trong những ngày cuối tháng tư cách đây vừa tròn 30 năm

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Tham quan Tòa thánh Tây Ninh

Tham quan Tòa thánh Tây Ninh
 - Tòa thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc độc đáo của một tôn giáo thuần Việt.
Tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km về hướng Đông Nam, Tòa thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc độc đáo của một tôn giáo thuần Việt.

Vì nằm ở tỉnh Tây Ninh nên người dân hay gọi là “Tòa thánh Tây Ninh”, chứ đúng ra phải gọi là “Tòa thánh đại đạo tam kỳ phổ độ” hay “Tòa thánh Cao Đài”. Công trình được khánh thành năm 1955 sau hàng chục năm xây dựng. Tòa thánh nằm trong khu đất rộng 1 km2. Ngoài tòa thánh còn có nhiều công trình quan trọng khác cùng một quần thể các loại thực vật, hoa quả, nhất là các cây cổ thụ bao quanh. Vì thế khi đến tòa thánh, du khách có cảm giác rất thư thái bởi khí hậu rất trong lành. Tòa thánh có chiều dài 140m, rộng 40m, cửa chính hướng về phía tây với tam đài cao 36m, hiệp thiên đài (hai lầu chuông và trống) cao 25m, nghinh phong đài, cửu trùng đài và bát quái đài cao 30m.

Tham quan Tòa thánh Tây Ninh, Du lịch, toa thanh, toa thanh tay ninh, tay ninh, du lich trong nuoc, du lich viet nam, du lich, bao
Đập vào mắt du khách khi lần đầu diện kiến tòa thánh là Hiệp Thiên đài với 2 lầu chuông trống cao chót vót, tương tự như những tháp chuông của các nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ở giữa 2 tháp có tượng Đức Phật Di Lặc ngự trên nóc với những mái ngói đỏ cong cong chập chùng, tương tự như kiểu dáng của các chùa Phật giáo Trung Hoa. Nghinh Phong đài gồm bên dưới hình vuông, bên trên hình tròn, chóp tròn, có dáng như những cái tháp của các ngôi đền Hồi giáo. Ngoài ra còn gợi cho chúng ta hình ảnh Trời tròn Đất vuông, với những liên tưởng về vũ trụ quan trong Kinh Dịch của Nho giáo. Bát Quái đài có hình dáng làm chúng ta nghĩ đến Bát Quái đồ của Đạo Tiên, và trên nóc Bát Quái có 3 pho tượng của 3 vị Phật mà đạo Bà La Môn tôn thờ. Trong Cửu Trùng đài có 9 cấp bậc từ thấp lên cao, giống như 9 bậc phẩm của quan lại trong triều đình vua chúa theo Nho giáo thời xưa ở Trung Hoa. Tất cả những kiến trúc trên đều thể hiện rất rõ tôn chỉ của đạo Cao Đài là: Quy nguyên Tam giáo, Phục nhứt Ngũ Chi. Bên trong tòa thánh gồm hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ, trắng rất sặc sỡ. Trên trần được ngăn ra làm 9 khoảng có hình bầu trời đầy mây và sao. Khu chính diện thờ Thiên nhãn (mắt trời) nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu).

Du khách đến thăm quan tòa thánh thường chọn giờ tòa thánh có hành lễ (thường là 12 giờ) để thấy cách hành lễ rất trang trọng, đẹp mắt của đạo hữu Cao Đài. Lưu ý nhỏ là vào bên trong tòa thánh, bạn phải bỏ giày dép bên ngoài (có người trông coi) và nhớ không được chụp hình người lấy phông nền là Thánh nhãn, chỉ chụp cảnh vật.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Những món ngon không thể bỏ qua ở Tây Ninh

Những món ăn không quá công phu, nhưng lại mang một hương vị riêng, gắn bó hằng ngày với cuộc sống của người Việt Nam.
Đầu tiên, phải nói đến món “ Muối Tôm” nổi tiếng
Nhắc đến ẩm thực Tây ninh thì không thể bỏ qua muối tôm Tây ninh - một đặc sản được đông đảo bạn bè thế giới biết đến. Muối tôm Tây Ninh nổi tiếng là thế nhưng điều đặc biệt là Tây Ninh không hề có biển để làm ra muối, cũng không có nguồn hải sản là tôm một thành phần quan trọng nhưng muối tôm ở đây vẫn nổi tiếng là ngon.
Để làm ra muối tôm cần trải qua biết bao nhiêu khâu chế biến công phu, phức tạp. Đầu tiên phải chọn ra những quả ớt tươi ngon nhất, ớt được xay nhuyễn cùng ớt, tôm. Sau đó, đem trộn với muối. Tỉ lệ muối, tôm, và ớt phải tuân theo một tỉ lệ thích hợp, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người chế biến.
Nguồn ảnh: Flickr
Thưởng thức muối tôm cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Đơn giản nhất là chấm xoài, ổi, me… những loại trái cây chua với muối tôm. Cũng có thể lấy bánh tráng phơi sương chấm hoặc cho muối vào cuốn lại. Hoặc cho vào món bánh tráng trộn tạo nên một hương vị khó có thể cưỡng lại được.
Với món muối tôm này, các bạn có thể tìm mua ở bất cứ cái chợ nào ở Tây Ninh cũng đều có hết.
Bánh tráng phơi sương
Bánh tráng là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam rồi. Chúng ta đã quá quen thuộc với những chiếc bánh tráng nướng, những chiếc chả giò (nem rán) được cuốn bởi bánh tráng. Vậy thì bánh tráng phơi sương Tây Ninh có gì đặc biệt nhỉ? Để làm ra món bánh tráng phơi sương nổi tiếng phải trải qua quá trì chế biến công phu của người làm.
Đầu tiên , muốn bánh tráng ngon phải dùng gạo mùa, vo sạch ngâm kỹ và thay nước liên tục trong 2 ngày, xong đem xay nhuyễn. Bột nước sệt đem tráng lên tấm vải căng kín miệng nồi hấp, đậy kín một phút, bánh chín trải ra phên đem phơi nắng. Bánh tráng khô sẽ được nướng qua lửa cho phồng rộp không có vết cháy, đợi tới 3 giờ sáng đem hứng sương dưới trời đêm, thơm mùi gạo mới, dày dặn, dai dẻo và có vị đặc biệt khác với bánh cuốn ướt hoặc khô thông thường.
Món bánh tráng phơi sương thường được ăn kem với thịt heo, rau sống, cuốn lại chấm với nước mắm chua ngọt. Tuỳ theo sở thích bạn cũng có thể thay thế thịt lợn với các loại cá hấp, cá chiên, tôm, hai sản khác đều rất tuyệt.
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng đã trở nên nổi tiếng và dễ nhớ bới nó gắn liền với tên của địa phương Trảng Bàng (thuộc tỉnh Tây Ninh).
Để có bánh canh Trảng Bàng phải qua công đoạn làm bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở làng nghề Trảng Bàng này là các lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp con bánh bị chua, mất đi hương vị độc đáo.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.
Ốc núi Tây Ninh
Tây Ninh có các món ăn đặc sản bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối ớt... rất nổi tiếng. Nơi đây còn một món ăn cũng khá ngon nhưng ít người biết, đó là món ốc núi Tây Ninh. Loại ốc này thường sống trong hang, có nhiều ở chân núi Bà Đen, huyện Dương Minh Châu, mùa mưa bò ra sinh sản và chỉ ăn một thứ lá cây rụng là lá cây Nàng Hai nên còn gọi là ốc Nàng Hai.
Ốc núi Tây Ninh có hình dáng giống như loài ốc bươu nhưng mình dẹp và nhỏ hơn. Theo người dân Tây Ninh, do ăn lá cây Nàng Hai (loại cây có nhiều giai thoại ở Tây Ninh, vỏ cây như có điện, đụng vô tê tê) nên thịt của ốc rất ngon và có vị thuốc trị được bệnh nhức mỏi.
Ốc núi Tây Ninh có thể làm đủ món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế... nhưng ngon nhất là luộc trộn gỏi với củ hành tây. Theo kinh nghiệm của người dân, ốc mua về rọng lại cho ăn bột mì khoảng một ngày sau đem ra luộc, thịt ốc sẽ trắng tinh, nhưng lại mất vị thuốc, nên nhiều người thích ăn ốc tự nhiên hơn. Vì là đặc sản nên giá khá đắt, trung bình 80.000 đồng - 100.000 đồng/kg (khoảng 100 con), chỉ có những nhà hàng lớn ở Tây Ninh mới có.

Di tích lịch sử của Tây Ninh

Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).

 Truyền thuyết Bà Đen

Nơi thờ cúng Bà Đen
Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa TrịnhChúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây.

 Leo núi Bà Đen

Cáp treo lên núi Bà Đen
Có hai con đường lên đỉnh núi: Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu, khó đi. Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh núi. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Ngày nay, đã có cáp treo làm phương tiện để lên núi.